Cách đấu loa toàn dải như thế nào chuẩn kỹ thuật, cho hiệu quả về âm thanh? Tất cả sẽ được danamthanhhoitruong.com giải đáp chi tiết trong bài đọc này giúp bạn nắm rõ hơn về dòng loa này cũng như các phối ghép, đấu nối chuẩn chỉnh nhất.
Loa toàn dải là gì?
Trước khi đi vào các bước đấu loa toàn dải thì trước tiên chúng ta cần nắm được loa toàn dải là gì? Đây là loại loa cấu tạo chỉ có 1 thùng loa, đảm nhận nhiệm vụ phát ra đầy đủ 3 dải âm trầm – trung – cao và thể hiện lại các dải âm một cách chi tiết nhất.
Cấu tạo:
- Cấu tạo loa toàn dải khác biệt lớn nhất là có thêm nón loa phụ nhỏ hơn nằm bên trong màng loa chính nhằm tăng cường khả năng thể hiện tần số cao.
- Màng loa toàn dải có thể làm bằng giấy, nhựa, sợi tổng hợp hoặc kim loại,.. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là màng loa giấy rất nhẹ được chế tạo đặc biệt.
- Nam châm của loa toàn dải rất lớn và mạnh mẽ, để sản xuất ra thiết bị loa chất lượng cần có kỹ thuật chế tạo phức tạo và chi phí lớn.
- Thùng loa toàn dải có 3 kiểu thùng phổ biến là thùng hở, thùng phản hồi tiếng trầm, thùng kèn sau. Mỗi kiểu thùng loa sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Đặc điểm âm thanh của loa toàn dải
» Loa toàn dải có độ nhạy cao mang đến cảm giác âm thanh tốt, giúp cho các bản nhạc sống động hơn. Khi nghe âm thanh từ dòng loa này thì ngoài giọng hát chính bạn có thể nghe được âm thanh của các nhạc cụ thể hiện rõ ràng, đem đến những cảm nhận mới lạ.
» Khả năng thể hiện âm trung tốt giúp cho các giọng hát yếu, không khỏe hay nghe những bản hòa tấu sử dụng loa toàn dải sẽ có được chất lượng âm thanh cực tốt.
» Chất lượng âm thanh đầu ra của loa hội trường được thể hiện chi tiết, đặc biệt là các dải trung và trung trầm, tiếng treble mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không cảm thấy mệt mỏi.
Cách đấu loa toàn dải đơn giản, chuẩn kỹ thuật
Loa toàn dải hơi kén thiết bị phối ghép, vì vậy để đảm bảo hiệu quả tốt nhất về âm thanh bạn nên nhờ đến tư vấn từ các đơn vị uy tín để lựa chọn thiết bị phối ghép tương thích.
» Cách đấu loa toàn dải với Amply đèn điện tử 3 cực – SET. Với độ nhạy 90 – 99dB, loa có thể dễ dàng điều khiển bởi những Amply SET chạy bóng 2A3, 300B có công suất từ 3W – 7W hoặc Amply dùng bóng 45 có công suất chỉ 1,5W. Âm thanh sẽ được thể hiện chi tiết đặc biệt là phần trung âm mềm mại và có chiều sâu.
» Để có tiếng bass mạnh mẽ hơn bạn có thể ghép loa toàn dải với những Ampli đèn đẩy – kéo công suất trên 10W. Tuy nhiên loa sẽ mất đi phần nào sự tinh tế, mềm mại ở âm trung và cao. Dòng Amply này chạy mạch class A, không dùng hồi tiếp âm có công suất ra loa là 10W nên khi kết hợp với loa toàn dải sẽ cho âm thanh tương tự như amply đèn SET.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loa toàn dải, cách đấu nối loa toàn dải giúp bạn nắm chắc những khái niệm cơ bản nhất về dòng loa này nếu như bạn đang muốn tìm hiểu. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với danamthanhhoitruong.com theo Hotline 0965.122.221
Loa đồng trục là gì? Loa đồng trục 16cm, 20cm, 25cm, 30cm, 40cm