Dây micro bị đứt thường xảy ra với các loại micro không dây khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu. Vậy cách nối dây mic bị đứt như thế nào? Cần lưu ý gì khi thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất? Cùng Danamthanhhoitruong.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Một số nguyên nhân khiến dây mic bị đứt
Trước khi đi vào tìm hiểu cách nối dây mic bị đứt thì chúng ra cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến dây micro bị đứt, cụ thể là:
- Để micro không đúng nơi đúng chỗ là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đứt dây mic.
- Dây micro bị đứt có thể là do chất lượng của micro kém và người dùng thường xuyên. Gây nên nên tình trạng nóng dây và bạn chỉ cần tác động nhỏ là đã bị đứt.
- Do chuột, gián gặm nhấm. Ở trường hợp này dây mic sẽ bị cắn nát và ảnh hưởng rất lớn đến việc trải nghiệm âm thanh của mọi người. Nếu như dây mic chỉ bị đứt 1,2 điểm và có thể khắc phục được thì bạn hãy nối lại để sử dụng nhé. Còn dây mic bị cắn nát thì nên mua dây mới.
Nhìn chung thì việc nối dây micro không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên để có được chất lượng âm thanh tốt nhất sau khi đấu nối thì bạn cần chú ý cũng như cẩn thận trong việc nối, đảm bảo chất lượng, nối 2 đầu dây chắc chắn với nhau.
Cách nối dây micro bị đứt nhanh gọn và chuẩn xác
Khi đã xác định được nguyên nhân khiến dây micro bị đứt thì chúng ta sẽ tiến hành nối dây. Sau đây là các bước thực hiện để nối dây micro bị đứt nhanh, chuẩn xác nhất. đảm bảo chất lượng âm thanh đầu ra tốt nhất.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Để có thể nối dây micro bị đứt thì trước tiên chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ đi kèm như:
- Dao
- Kéo
- Băng dính điện
Bước 2: Kiểm tra và tiến hành cắt
Ở bước này bạn hãy kiểm tra dây micro và cách định vị trí bị đứt rối dùng kéo cắt 2 đoạn dây nối này ra. Với các loại micro thông thường thì sẽ có 2 dây đó là dây tín hiệu và dây mát. Chúng được phân biệt với nhau bằng màu rất rõ ràng. Sử dụng dao hoặc kéo để tuốt vỏ bên ngoài của dây mic. Tuôt cho đến khi lộ phần dây đồng là được.
Bước 3: Tạo mối nối
Chúng ta tiến hành tạo mối nối bằng cách nối 2 dây có cùng màu với nhau. Nên đặt chéo theo hình chữ X và tiến hành xoắn chúng lại với nhau thật chặt. Nến quấn thật chặt để có thể tạo được sự liên kết mạnh mẽ hơn. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm que hàn thiếc để các mũi núi được khớp và chắc chẽ với nhau.
Khi sử dụng mối hàn cố định thì bạn cần lưu ý là để các dây còn lại ra chỗ khác để không bị lẫn vào nhau. Đặc biệt là các mối hàn không bị dính và ảnh hưởng đến sự chính xác. Bởi khi nối sai thì micro sẽ có tín hiệu sai và không hoạt động được.
Bước 4: Cố định lại dây Micro
Bước cuối cùng là cố định các mối nối của dây mic lại với nhau. Bạn có thể dùng các ống co nhiệt bởi nó sẽ không làm giảm chất lượng tín hiệu của dây micro là còn giúp nó chắc chắn hơn. Để cố định lại dây thì cần dùng thêm băng dính điện vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm, có tính thẩm mỹ cao.
Một số lưu ý cần biết khi sửa chữa và nối dây Micro bị đứt
- Nên tham khảo và tìm hiểu kỹ về thiết bị mình đang dùng để có thể biết được các thông số kỹ thuật cũng như cấu tạo bên trong của dây micro.
- Nếu như dây micro bị đứt quá nhiều thì nên mua mic mới bởi khi đứt quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị sau khi kết nối.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tiến hành đấu nối để không bị gián đoạn và tốn thời gian.
- Nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm cần hỗ trợ thêm thì hát mang đến các đơn vị sửa chữa uy tín để họ khắc phục.
Trên đây là cách đấu dây micro và một số lưu ý khi đấu nối. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn nối dây micro bị đứt thành công. Nếu bạn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với dàn âm thanh hội trường – website chuyên giải đáp thắc mắc về âm thanh hay nhất.