Compressor là gì? Cách sử dụng Compressor đúng cách từ A – Z

Compressor là gì? Làm thế nào để sử dụng thiết bị hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết mà danamthanhhoitruong.com chia sẻ ngay sau đây giúp bạn nắm rõ và có được những trải nghiệm âm thanh hoàn hảo.

Compressor là gì?

Nếu bạn có một số kiến thức về âm thanh, chắc hẳn bạn sẽ biết đến Compressor là gì? Đây là bộ lọc âm thanh giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của các tín hiệu âm thanh. Các tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất bao giờ cũng có sự chênh lệch, nhờ có hiệu ứng mà âm thanh phát ra nghe mềm mại hơn. Ví dụ nếu phát tín hiệu âm thanh đầu vào bằng giọng hát hay âm thanh của một nhạc cụ bất kỳ thì chắc chắn ở mỗi giai điệu biến đổi của bản nhạc thì các âm thanh chắc chắn sẽ phát ra các âm thanh to nhỏ khác nhau, hiệu ứng Compressor sẽ làm cho bản nhạc dễ nghe hơn, nhẹ nhàng hơn.

Vì thế, Compressor là thiết bị điều chỉnh mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh phát ra, chất lượng âm thanh sẽ hài hòa hơn, thay đổi chất âm trở nên hay.

Equalizer là gì? Cách chỉnh equalizer hiệu quả

Reverb là gì? Các mẹo nhỏ khi sử dụng reverb

Lý do bạn nên sử dụng Compressor Audio

Để có được dàn âm thanh chuyên nghiệp chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng và học cách căn chỉnh Compressor. Việc sử dụng thiết bị như thế nào phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và tay nghề của người dùng. Compressor giúp xử lý hiệu ứng compression làm giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các tín hiệu âm thanh đi ra từ dàn âm thanh. Cũng nhờ vậy mà âm lượng trung bình ổn định và đẩy cao giúp nghe to hơn, hay hơn, âm thanh của nhạc cụ cũng rõ ràng hơn và không còn hiện tượng nốt nhỏ nốt to,…

Biết cách sử dụng bộ lọc âm thanh hợp lý sẽ khiến cho bản âm thanh nghe tự nhiên và có sức sống. Bạn có thể thay đổi chất âm cho những tín hiệu âm thanh của bộ dàn nhẹ nhàng mà không sợ bị méo tiếng. Với một số lý do này chắc chắn bạn nên đến ngay các địa chỉ uy tín để lựa chọn cho bộ dàn thiết bị lọc âm thanh chất lượng.

Làm thế nào để sử dụng compressor hiệu quả

Để có thể sử dụng và điều chỉnh được Compressor, người sử dụng cũng đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định và đôi khi còn phải có cả bí quyết riêng. Tuy nhiên không phải ai cũng tiết lộ cho bạn biết những bí quyết đó là gì. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh, Danamthanhhoitruong.com sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng để bạn có thể hiểu được và từ đó có thể điều chỉnh theo cách riêng của mình.

1. Threshold (hoặc Limit)

Threshold có vai trò của một hoa tiêu chỉ điểm cho Compressor hiểu khi nào được phép hoạt động. Nó quy định 1 mức cường độ âm thanh cụ thể. Nếu cường độ âm thanh vượt quá ngưỡng đó thiết bị sẽ ngay lập tức can thiệp và giảm cường độ xuống, còn nếu cường độ âm thanh mà thấp hơn ngưỡng thì sẽ cho qua. Threshold là một chức năng cực kỳ quan trọng và không bao giờ thiếu của thiết bị.

2. Ratio (hay còn gọi là tỷ lệ nén)

Ratio cũng là một chức năng rất quan trọng, nó còn được gọi là tỷ lệ nén. Nó quy định mức độ can thiệp của Compressor lên cường độ tín hiệu âm thanh nếu cường độ tín hiệu vượt quá Threshold. Ratio càng cao thì Compressor sẽ càng giảm mạnh cường độ tín hiệu âm thanh.

Thông thường, Ratio thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ n:1. Ví dụ bạn để Ratio là 6:1 thì khi tín hiệu vượt qus 6dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu âm thanh để nó chỉ vượt quá 1/6 của 6 dB, tức là 1 dB. Tương tự, nếu tín hiệu vượt quá ngưỡng Threshold 12dB, Compressor sẽ giảm cường độ tín hiệu chỉ vượt quá Threshold 1/6 của 12dB, tức là 2 dB. Còn nếu Ratio có tỷ lệ 1:1 thì sẽ không có hiện tượng gì xảy ra. Ratio có tỷ lệ 2:1 – 4.1 là nén vừa phải. Tỷ lệ 5:1 – 8:1 là nén mạnh. Còn nếu Ratio có tỷ lệ 10:1 – ∞:1 thì Compressor sẽ không cho tín hiệu vượt quá Threshold nữa.

Compressor la gi

3. Attack

Attack (ms) sẽ cho biết khoảng thời gian Compressor cần để chuyển tín hiệu gốc sang dạng nén hoàn toàn sau khi tín hiệu bị vượt quá ngưỡng Threshold. Nhờ vậy âm thanh nghe sẽ tự nhiên hơn. Compressor sẽ thực hiện Attack trong một khoảng thời gian dài, tác động sẽ mượt mà hơn.

Một số dòng Compressor chỉ cho phép bạn chọn giữa Fast Attack và Slow Attack. Và tùy nhà sản xuất mà Fast Attack nằm khoảng 20 – 100 micro giây và Slow Attack dao động khoảng 20 – 50 mili giây (ms).

4. Release

Ngược với Attack, Release ảnh hưởng tới khoảng thời gian bộ lọc âm cần để chuyển tín hiệu từ dạng nén hoàn toàn thành dạng không nén. Ví dụ nếu Compressor giảm đi của bạn 3dB, sau khi cường độ âm thanh không còn thỏa mãn tiêu chí do Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện Release để trả lại 3 dB đã mất giúp tín hiệu được phục hồi lại mức bình thường.

Khi thảo tác với Compressor, các kỹ sư âm thanh thường sẽ để Release ngắn nhất trước khi nghe thấy âm thanh thiếu tự nhiên. Vì khi Compressor trong quá trình thực hiện release, nếu âm thanh gốc thỏa mãn tiêu chí Threshold đặt ra, Compressor sẽ thực hiện tiếp giai đoạn Release cho tới khi xong thì nó mới theo dõi cường độ tín hiệu để tiếp tục thực hiện chu kỳ tiếp theo.

Điều này sẽ dẫn tới việc Compressor có hành vi tác động không nhất quán với nốt nhạc và âm thanh, làm cho âm thanh nghe thiếu tự nhiên. Tuy vậy, nếu hiểu và biết cách sử dụng Release, Compressor sẽ giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề và có các hiệu ứng thú vị hơn.

5. Gain

Gain cho phép bạn điều chỉnh cường độ tín hiệu đầu ra của bộ lọc âm thanh. Đa số Compressor sẽ cho bạn biết số dB bị cắt là bao nhiêu qua công cụ Gain Reduction). Nhờ đó mà bạn sẽ theo dõi Compressor hoạt động một cách dễ dàng hơn.

Trên đây là chia sẻ về Compressor là gì và cách sử dụng chi tiết. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị âm thanh như loa cho hội trường, loa đám cưới, cục đẩy công suất, bàn mixer,…thì liên hệ ngay tới website dàn âm thanh hội trường để được tư vấn và báo giá mới nhất.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger