Ê căng loa là cụm từ khá là quen thuộc đối với những người chơi Audio. Tuy nhiên mấy ai thực sự biết được e căng là gì? Nó được làm chất liệu nào? Có nên dùng hay không? Vậy hãy cùng danamthanhhoitruong.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Ê căng loa là gì?
Ê căng loa là gì? Hiểu một cách đơn giản đây là một bộ phận nằm ở mặt trước của loa có tác dụng bảo vệ màng loa cũng như tăng tính thẩm mỹ và sang trọng cho loa. Tuy nhiên một số dòng loa nghệ thuật vì mục đích riêng của nhà thiết kế thì có thể không dùng đến ê căng nhưng hầu hết các dòng loa trên thị trường hiện nay như loa hội trường, loa Array, loa Karaoke, loa âm trần, loa treo tường, loa âm thanh quán cafe đều sử dụng. Có một số cho rằng ê căng và mặt lưới của loa là một tuy nhiên chúng là 2 bộ phận khác nhau.
Công dụng của ê căng
- Bảo vệ màng loa: Là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của ê căng. Bởi có nhiều loại màng loa khá nhạy cảm nên dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp của mặt trời, dễ bị côn trùng, gián, chuột tấn công hoặc làm tổ gây hư hỏng. Hơn nữa trong điều kiện thời tiết mưa ẩm thì cũng rất cần đến các ê căng loa.
- Tăng tính thẩm mỹ cho loa: Hiện nay ê căng thường được dùng cùng màu với màu sơn bên ngoài của loa để tạo nên sự đồng bộ và hài hòa màu sắc, tạo vẻ đẹp cho loa. Một số thiết bị loa không được trang bị ê căng thì khi chúng ta nhìn thẳng vào bên trong sẽ khá thô và mất đi sự thoải mái khi dùng.
- Tản âm và điều chỉnh hướng âm thanh: Một số loại vải ê căng hoặc lưới ê căng ngoài 2 công dụng phía trên thì nó còn có khả năng tản âm và hỗ trợ điều chỉnh một phần nhỏ âm sắc của loa. Tuy nhiên không phải thiết bị loa nào cũng được trang bị loại ê căng này, nó chỉ được dùng cho các dòng loa cao cấp.
Ê căng loa được làm từ chất liệu gì?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ê căng với các kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau. Hai loại thông dụng nhất đó là vải và lưới. Mỗi chất liệu sẽ có các ưu nhược điểm riêng. Cụ thể là:
Vải ê căng loa
Là loại vải chuyên dụng để bọc bên ngoài loa. Vải ê căng thường được gắn hoặc dán cố định vào khung lưới hoặc khung gỗ của loa. Với các loại vải thông thường thì nó chỉ có tác dụng ngăn cản côn trùng, bảo vệ loa trước nắng mưa chứ không có mấy tác dụng khi loa bị va đập, tác dụng lực ở phía ngoài. Một số ưu nhược điểm của vải ê căng loa:
- Độ bền cao: Để thiết bị loa có thể sử dụng được lâu dài thì các bộ phận của nó phải có độ bền cao, chắc chắn. Vì thế vải ê căng cũng cần bền bỉ theo thời gian.
- Có khả năng chống thấm, khô nhanh, hạn chế tốt ánh nắng mặt trời. Với các thiết bị loa của các thương hiệu nổi tiếng như: JBL, Bose, Star Sound,… hay các dòng loa sự kiện, loa sân khấu, loa line Array liền công suất,… thường được sử dụng ở ngoài trời nên việc hoạt động dưới nắng mưa là điều khó có thể tránh khỏi. Vậy để hạn chế tác động của thời tiết thì chỉ có thể nhờ vào vải ê căng.
- Màu sắc đa dạng, bắt mắt: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải ê căng với nhiều màu sắc khác nhau. Các loại cao cấp, đắt tiền thì màu sắc và hoa văn được bố trí rất hài hòa còn các loại nhẹ nhàng hơn thì thường thuần màu.
- Giá thành khá rẻ.
- Thường mong manh, dễ rách khi bị vật sắc nhọn đụng vào.
- Khi bị bụi bẩn bám vào ê căng vải, bạn phải tháo ê căng ra giặt hoặc dùng máy thổi bụi để làm sạch, khá rườm rà và tốn thời gian, công sức.
Có rất nhiều cách để phân loại vải ê căng nhưng cách thường được dùng nhất đó chính là theo số lớp vải cấu tạo nên nó. Cụ thể là:
- Vải một lớp: Là loại vải có độ đàn hội khá tốt, không dày cũng không mỏng, khoảng cách vải thoáng, có thể nhìn xuyên thấu mờ mờ. Vải ê căng 1 lớp thường được sử dụng cho các dòng loa có mức công suất vừa phải, loa đứng, đóng thùng loa toàn dải tự chế,…
- Vải 2 lớp: Gồm có một lớp vải ở bên ngoài và một lớp lưới mỏng bằng nhựa tổng hợp, polyester phía bên trong. Loại vải này rất bền và có độ đàn hồi rất tốt, khả năng chống nước và chống bụi đảm bảo, tuy nhiên độ co giãn của vải cực ít. Chúng thường được dùng cho các dòng loa công suất lớn như loa hội trường, loa sân khấu, loa đám cưới, dàn loa karaoke công suất lớn,…
Lưới ê căng loa
Được sử dụng từ lâu trong các dòng loa truyền thống, đôi khi người ta sẽ dùng nó để thay cho 1 lớp vải ê căng lót bên trong lớp dưới cứng bằng kim loại. Lưới ê căng có độ chắc chắn cao nên thường được sử dụng cho các dòng loa full, loa sân khấu hội trường,… Hơn nữa bạn còn có thể phủ sơn lên lưới ê căng để tạo điểm nhấn cũng như sự đẹp mắt của loa. Dễ dàng vệ sinh bằng khăn vải mềm ẩm. Tuy nhiên mức giá thành khá cao so với các chất liệu khác.
Các loại lưới ê căng hiện nay:
- Lưới ê căng loa bằng các loại nhựa tổng hợp cao cấp: Có 1 lớp với độ dày vừa phải, bền, đẹp mắt và được cố định ngay từ khi sản xuất. Các loại lưới này không thấm nước, có khả năng tản nhiệt và được sắp xếp hợp lý nếu có nắng, mưa cũng có có thể hắt vào bên trong màng loa.
- Lưới sắt hay các dòng lưới kim loại thường được dùng làm ê căng cho các thiết bị loa cao cấp, công suất lớn. Nhà sản xuất sẽ sử dụng kim loại để tăng độ bền, bóng đẹp và khả năng tản nhiệt tốt hơn cho lưới. Nếu bạn muốn mua để dùng hoặc thay thế cho loa của mình thì đây là sự lựa chọn tốt nhất với mức chi phí hợp lý.
Cách chọn mua ê căng cho loa phù hợp nhất
Lựa chọn được ê căng cho loa phù hợp không chỉ giúp thiết bị loa của bạn có được diện mạo mới mà có giúp cho âm thanh phát ra hay hơn, tăng độ bền, hoạt động ổn định hơn. Sau đây là cách chọn mua ê căng cho loa:
- Xác định ưu nhược điểm của mỗi loại ê căng để chọn được chất liệu phù hợp. Ví dụ như: bạn đang sở hữu 1 chiếc loa cây, ưu tiên vẻ đẹp và không cần quá cứng cáp hay bên thì có thể dùng vải ê căng 2 lớp thay vì lưới ê căng.
- Công suất và điều kiện sử dụng: Với các dòng loa thông thường có công suất vừa phải thì có thể dùng vải thay vì lưới để tiết kiệm chi phí. Nếu thiết bị có công suất lớn thì nên chọn các loại bền hơn, tốt hơn 1 chút.
- Lựa chọn theo dòng nhạc mà loa phát ra” Các thiết bị loa có dải tần cao và trung thường bị ảnh hưởng và nhiễu xạ nhiều hơn do ê căng, các âm bass có nhiễu xạ ít hơn và xuống một số dải thì không còn bị tác động nữa. Vì thế các màng loa thể hiện toàn dải thì nên có độ dày vừa phải thôi.
Cách làm ê căng loa
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị
Để có thể làm ê căng cho loa bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ, vật dụng như: Lưới hoặc vải ê căng, khung gỗ hoặc khung sắt, kẹp giữ loại to, thước, kéo. ke dán hoặc bắt vít,…
Bước 2: Cố định tạm thời ê căng với khung
Với khung sắt thì bạn cần gắn vào bên trong thì hãy đặt mặt không cần dán xuống sàn, mặt cần dán hướng lên trên. Tiếp theo là gán mép của tấm ê căng vào các góc khung rồi dùng kẹp cố định tạm thời. Dải ê căng ra dần để nó phủ hết cả khung tối cắt phần thừa đi. Khung gỗ thì cũng làm tương tự như khung sắt nhé!
Bước 3: Cố định ê căng với khung
Nếu bạn dùng khung sắt thì cần quét keo dán lên mặt khung chứ không phải quẹt lên tấm ê căng. Sau đó dán từ giữa dán ra chứ không dán từ khung dán vào. Nếu sử dụng loại keo lâu dính thì có thể phun hay quét đều sơn lên mặt khung trước khi dính, còn nếu dùng keo dính nhanh chúng ta sẽ quét đến đâu thì dính đến đấy và căn chỉnh luôn.
Còn đối với khung gỗ thì sẽ hơi khác 1 chút. Chúng ta sẽ cố định hoàn toàn 1 bên bằng keo hoặc bắn vít, sau đó sẽ dán dần sang các mặt khung còn lại
Bước 4: Hoàn thiện
Cuối cùng là chỉ cần đợi keo khô hoàn toàn và ê căng được dính chắc chắn vào khung sau đó cắt các phần vải thừa là xong. Bạn có thể lắp vào loa và sử dụng được rồi.
Trên đây là các thông tin về ê căng cho loa cũng như cách làm ê căng. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế, nâng cấp thiết bị loa cho bộ dàn. Nếu cón bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Danamthanhhoitruong để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm:
Tư vấn dàn âm thanh hội trường cho các cơ quan, trường học, uỷ ban, nhà văn hoá
Tham khoả TOP 55+ giải pháp âm thanh hội thảo phòng họp mới nhất 2023