Loa Active là gì? Loa Passive là gì? || Hướng Dẫn Phân Biệt

Loa Active là gì? Loa Passive là gì? Nên dùng dòng loa nào cho hệ thống âm thanh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, Danamthanhhoitruong.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của 2 dòng loa này để lựa  chọn mua đúng với nhu cầu của bản thân nhé!

Loa Active là gì?

Loa Active hay loa điện, loa liên công suất là dòng loa được tích hợp thêm amply (công suất) bên trong loa đem đến nhiều tiện ích cho người dùng. Không giống với các dòng loa thông thường khác trên thị trường, dòng loa này có nút mở nguồn sở hữu đèn báo hiệu và nút tăng giảm âm lượng tích hợp ngay trên loa. Vì vậy mà trong quá trình sử dụng thì chúng ra không cần dùng đến các thiết bị đi kèm như amply, cục đẩy công suất. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp cho hệ thống âm thanh đơn giản, dễ dàng sử dụng hơn.

Loa liền công suất là gì? Loa liền công suất có tốt không?

Loa điện động là gì? Cấu tạo và ứng dụng của loa điện động

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Loa được tích hợp 1 công suất khuếch đại nhất định được lắp sẵn ở bên trong thùng loa. Để xác định được dòng loa đó có phải là loa Active hay không thì bạn chỉ cần xem loa của bạn có nút nguồn đèn báo hiệu và chúng có nút âm lượng hay không. Nếu có thì loa của bạn là dòng loa Active. Hơn nữa có một số hãng sản xuất còn lắp thêm 3 nút tone dùng để chỉnh một tần số thường ngày.

loa active

Chức năng

Loa cho phép bạn thưởng thức âm thanh hay, chất lượng mà không cần hệ thống bộ dàn âm thanh hoàn chỉnh. Vì thế bạn có thể nghe các bản nhạc yêu thích bất kỳ lúc nào bằng cách cắm dây nguồn, khởi động loa và thực hiện kết nối 2 đầu jack cho loa Active giá rẻ và thiết bị nguồn phát. Ngoài ra dòng loa này còn được dùng khá phổ biến trong các phòng karaoke gia đình, karaoke kinh doanh, âm thanh quán cafe, phòng trà, âm thanh cho hội trường, sân khấu, sự kiện,….

Loa Passive là gì?

Loa Passive hay loa thường là dòng loa không được tích hợp sẵn công suất trong loa. Phía sau thiết bị sẽ được trang bị thêm các cổng kết nối jack để có thể phối ghép với các thiết bị khác để tạo nên một hệ thống âm thanh hoàn hảo.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Loa passive không có sẵn công suất chúng chỉ được thiết kế với hệ thống loa Bass và loa Treble và không được khuếch đại. Vì vậy để có thể hoạt động được thì cần có thêm amply để kéo và phát âm thanh khi chơi nhạc hay biểu diễn.

Chức năng

Dòng loa này giúp cho người dùng có thể điều khiển, vận hành dễ dàng và quản lý được toàn bộ hệ thống tại 1 khu vực đã được thiết lập sẵn. Việc bảo quản thiết bị và phát hiện các sự cố nhanh chóng khi vận hành hệ thống. Hơn nữa các thiết bị loa passive còn có khả năng hoạt động tối trong các không gian kín, không gian gia đình.

loa passive

So sánh loa Active và loa Passive

Ưu điểm, nhược điểm của loa Active

Sở hữu thiết kế nhỏ gọn, hiện đại và được tích hợp công suất bên trong nên bạn sẽ không cần phải đấu nối với các thiết bị bổ trợ khác. Bạn chỉ cần nối một đường line tín hiệu đến vang số hoặc bàn mixer. Đối với những người không có nhiều khả năng căn chỉnh thiết bị cũng có thể sử dụng được

Hơn nữa bạn cũng không cần tốn thời gian cũng như lo lắng lựa chọn bộ khuếch đại âm thanh phù hợp với dàn âm thanh. Trong bộ dàn âm thanh thông thường thì công suất loa với công suất của thiết bị bổ trợ như amply bắt buộc phải tương ứng với nhau để có thể hoạt động hiệu quả và không xảy ra các tình trạng chập, cháy, hỏng thiết bị nguy hiểm. Với loa active thì vấn đề này đã được giải quyết hoàn toàn, rất hữu ích với những người mới chơi audio, có ít kiến thức trong lĩnh vực âm thanh, ánh sáng. Hơn nữa khi sử dụng dòng loa này bạn sẽ hạn chế được việc kết nối dây dẫn hay jack cắm chằng chịt trong dàn âm thanh

Tuy nhiên chúng cũng có một số hạn chế nhất định đặc biệt là hệ thống kết nối là mạch điện tử nên khi hỏng hóc thì sẽ khó kiểm tra và khắc phục hơn. Linh kiện để thay thế khá đắt và khó tìm. Hơn nữa khi có vấn đề thì cần đến sự can thiệp của những người am hiểu về thiết bị âm thanh chứ mình không thể tự sửa chữa được.

Ưu điểm, nhược điểm của loa Passive

Cách vận hành của loa Passive tương đối dễ dàng, cho phép người dùng có thể quản lý toàn bộ hệ thống âm thanh đã được setup sẵn. Vì thế khi có vấn đề, sự cố xảy ra chúng ta có thể phát hiện dễ dàng và điều chỉnh kịp thời.

Hơn nữa việc sử dụng thiết bị bổ trợ đi kèm sẽ giúp cho âm thanh phát ra chân thực, sống động hơn. Các dải tần âm được phân tích chi tiết hơn. Vì thế mà hạn chế được tối ra tình trạng  loa bị rè, bị hú, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Và loa passive có thể đáp ứng được trong nhiều hệ thống loa công suất lớn như loa hội trường, loa sân khấu, loa đám cưới với cường độ hoạt động cao, mạnh mẽ.

Thiết bị nào thì cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng và loa passive cũng như thế. Vì vậy trước khi mua và tiến hành ghép nối bạn cần tìm hiểu kỹ về các thông số kỹ thuật của từng thiết bị trong hệ thống âm thanh để có thể đưa ra những lựa chọn thiết bị chính xác nhất. Tránh tình trạng hệ thống công suất nhỏ hoặc lớn hơn sẽ dễ gây chập cháy, ảnh hưởng để cả bộ dàn. Hơn nữa quá trình lắp đặt và căn chỉnh thiết bị phức tạp hơn, đòi hỏi người dùng có đầy đủ kiến thức chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

So sánh loa Active và loa Passive

Lưu ý khi chọn loa cho dàn thiết bị âm thanh

  • Mục đích sử dụng: Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống âm thanh cho phòng rộng, không gian mở thì nên chọn mua loa passive. Còn đối với không gian nhỏ hẹp dưới 30m2 thì Danamthanhhoitruong khuyên bạn nên dùng loa active.
  • Thông số kỹ thuật và tính tương thích với các thiết bị có sẵn: Với các sản phẩm kỹ thuật nói chung và hệ thống âm thanh nói riêng thì chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến thông số kỹ thuật. Bởi đây là yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm thì không thể xem và hiểu được các thông số này thì có thể nhờ người bán giải đáp hoặc đi cùng chuyên gia tư vấn. Hơn nữa  các thiết bị trong cùng một hệ thống với nhau phải có sự tương thích nhất định. Vì thế nên lựa chọn các sản phẩm cùng thương hiệu vì chúng có thể dễ dàng bổ trợ cho nhau.
  • Thương hiệu uy tín và chính sách bảo hành: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất loa Active và loa Passive. Một số hãng sản xuất nổi tiếng bạn có thể tham khảo như: JBL, Star Sound, BMB,…
  • Điều kiện tài chính: Hiện nay có rất nhiều dòng loa khác nhau với mức giá cách biệt vì thể bạn cần xác định được số tiền vạn muốn đầu tư cho bộ dàn âm thanh để có thể cân đối các thiết bị hợp lý. Nếu như bạn có điều kiện thì nên chọn mua các dòng loa nhập khẩu. Còn nấu mức kinh tế hạn hẹp thì có thể mua các dòng loa trong nước, hoặc loa bãi, cũng vô cùng chất lượng
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp chất lượng: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị âm thanh ánh sáng tuy nhiên không phải đâu cũng chất lượng. Vì thế bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn như Danamthanhhoitruong. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng, cam kết cung cấp sản phẩm nhập khẩu chính hãng với mức giá vô cùng tốt. Tại đây quý khách hàng sẽ được các chuyên gia âm thanh tư vấn chọn mua thiết bị phù hợp cho nhiều hệ thống âm thanh như: âm thanh hội trường, sân khấu, sự kiện, nhà hàng, thiết bị âm thanh cho phòng trà, âm thanh cho quán cafe,… Chắc hắn sẽ giúp bạn có được trải nghiệm tuyệt vời nhất!

loa active giá rẻ

Trên đây là một số thông tin về loa Active là gì, loa Passive là gì. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, có cái nhìn trực quan nhất về các thiết bị âm thanh và chọn mua được thiết bị ưng ý nhất.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger