Loa thùng là gì? Cấu tạo của loa thùng gồm những gì? Bài viết này sẽ giải đáp hết các thắc mắc của bạn về dòng loa cực kỳ phổ biến trên thị trường hiện nay. Cùng danamthanhhoitruong.com đi tìm hiểu chi tiết nhé!
Loa thùng là gì?
Loa thùng là gì? Đây là cái tên đã không còn xa lạ gì với những dân chơi âm thanh chuyên nghiệp. Đây là dòng loa được bán phổ biến tại thị trường Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Nó có thể được sử dụng cho loa hội trường, loa đám cưới hay loa karaoke giải trí cho gia đình. Có rất nhiều gia đình lựa chọn loa thùng làm thiết bị âm thanh phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc và hát karaoke mỗi ngày.
Trên thị trường có rất nhiều dòng loa thùng khác nhau tới từ các hãng âm thanh nổi tiếng chất lượng tốt mà giá cả rất phải chăng như loa JBL, BMB,… Đây đều là những dòng loa thùng được người dùng đánh giá cao và rất hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Cấu tạo của loa thùng
Các thiết bị trong loa thùng đều cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo loa có chất lượng âm thanh tốt nhất và đáp ứng được mọi không gian, diện tích khác nhau. Cấu tạo loa thùng gồm 6 bộ phận chính sau đây:
1. Driver
Driver là bộ phận quan trọng nhất của loa cũng giống như driver của máy tính vậy. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua những chuyển động của màng loa.
Dựa trên những vai trò của nó trong dải âm thanh mà người ta xếp thành các dạng sau:
- Loa cao tần (loa Treble)
Loa này có nhiệm vụ phát ra âm thanh ở dải tần cao trong khoảng từ 2000Hz – 20kHz. Nó thường biểu thị âm cao của giọng hát hay nhạc cụ. Loa này có kích thước nhỏ (1 – 3 inch) và được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như lụa, titanium,..
- Loa Mid
Loa này chuyên phụ trách dải âm thanh mà con người nghe thấy được, khoảng tần số từ 200 – 2000Hz. Kích thước loa nhỏ (1 – 5 inch), thường nằm giữa loa treble và loa woofer. Đối với loa này, tùy theo sở thích và đặc trưng các loại nhạc khác nhau mà vật liệu để làm màng loa cũng khác nhau.
- Loa siêu trầm (woofer)
Đâylà loa có nhiệm vụ phát ra âm thanh ở dải âm trầm, từ 20Hz – 500Hz. Loa này thường có kích thước lớn (8 – 18 inch). Loa woofer tạo ra các tiếng trống rền, đặc biệt trong những bản nhạc dance hay rock sôi động. Kích thước của nón loa và lượng không khí và nó tác động vào có khả năng hiển thị độ sâu của âm thanh.
- Loa toàn dải
Loa này có nhiệm vụ phát âm thanh trong dải tần số 20Hz – 20kHz, nó thể hiện được cả 3 âm trầm, trung và cao. Loa này thường được sử dụng trong hội trường lớn. Đi kèm với loa toàn dải là loa siêu trầm để thể hiện được đầy đủ chính xác hết dải âm thanh.
2. Lỗ dội âm
Đây là các lỗ phản xạ âm giúp cải thiện chất lượng âm thanh do màng của loa thùng khá nhỏ. Tùy thuộc vào thiết kế của các lỗ này làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Vì thế lỗ này được bố trí ở phía trước hoặc sau của loa thùng hoặc có thể được thiết kế dưới dạng lỗ đôi hay lỗ đôi phản xạ âm.
3. Thùng loa
Thùng loa là vỏ bọc bên ngoài loa. Tùy theo thiết kế mà thùng loa sẽ có kích thước, vật liệu chế tạo, độ dày, các loại sơn phủ. Những điều này tác động trực tiếp tới chất lượng âm thanh mà loa phát ra bên trong thùng loa bao gồm các thành phần như bass, treble, phân tần,…
Với các dòng loa cổ hoặc loa cao cấp thì thùng loa được làm bằng gỗ thượng hạng dày và đặc, giảm thiểu độ rung của loa, giúp cho âm thanh phát ra hay hơn. Nhưng ngày nay để hạ giá thành sản phẩm thì các hãng sản xuất hay thế bằng các chất liệu khác như gỗ ép, nhựa,…
4. Jack nối dây
Để loa có thể hoạt động tốt và ổn định thì jack nối dây phải có chất lượng tốt. Hầu hết các loa đều sử dụng đầu jack loa riêng biệt để kết nối loa với cục đẩy hay amply. Điều này giúp truyền tín hiệu vào loa hiệu quả hơn. Các jack kết nối luôn được thiết kế phía sau loa để đảm bảo tính gọn gàng và có thẩm mỹ.
5. Mạch phân tần
Mạch phân tần là bộ phận quan trọng của loa, nó tách các kênh tín hiệu thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa phù hợp. Mạch phân tần thường được sắp xếp trong thùng loa và đóng vai trò là bộ xử lý tín hiệu âm thanh trước khi âm thanh được lọc ra các driver khác nhau. Nhờ có bộ phận này mà âm thanh được phân chia một cách hợp lý, không bị chồng âm lên nhau.
6. Phụ kiện
Ngày nay với các cách xếp đặt loa thuận tiện thì phụ kiện đi kèm loa là không thể thiếu như giá treo loa, tủ đựng thiết bị, giá đỡ,…Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những phụ kiện có chất lượng tốt để có thể sử dụng lâu dài và chắc chắn.
Hướng dẫn lựa chọn loa thùng chất lượng
Để chọn được thiết bị loa đảm bảo chất lượng hiện nay không hề đơn giản, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:’
- Chi phí bỏ ra: trước tiên bạn cần xác định kinh phí đầu tư. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng loa với thương hiệu và mức giá khác nhau. Bạn nên đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
- Xác định không gian sử dụng: Đối với không gian nhỏ nên lựa chọn loa thùng công suất thấp, với không gian lớn thì những chiếc loa thùng công suất cao sẽ là lựa chọn tốt nhất.
- Địa chỉ mua uy tín: lựa chọn những đơn vị uy tín, kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp bạn sở hữu sản phẩm chất lượng tốt nhất. Hơn thế nữa những địa chỉ này thường có các dịch vụ đi kèm chất lượng.
- Thông số kỹ thuật của loa: là đặc tính giúp bạn biết chất lượng của loa. Bởi vậy hãy tìm hiểu kỹ thông tin này để chọn được dòng loa phù hợp nhé!
Trên đây là những chia sẻ về loa thùng là gì, mong rằng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin mới cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị âm thanh chính hãng giá rẻ liên hệ ngay Hotline để được tư vấn hoặc tham khảo thêm sản phẩm tại website: https://danamthanhhoitruong.com/