Mạch bảo vệ loa Replay, Treble, Stereo| Cách sử dụng chi tiết

Nếu tìm hiểu sâu về âm thanh chắc hẳn rất nhiều người từng nghe đến mạch bảo vệ loa Replay, Treble, Stereo. Vậy những mạch bảo vệ này là gì và tại sao phải sử dụng chúng? Cùng danamthanhhoitruong.com tìm hiểu chi tiết trong bài đọc này nhé!

Nguyên nhân gây cháy loa treble và cách khắc phục

Tiếng bass bị rền – Nguyên Nhân & Cách Xử Lý TRIỆT ĐỂ

Mạch bảo vệ loa là gì? Lý do bạn nên sử dụng

Khi ghép nối các thiết bị âm thanh rất dễ bị cháy, chập hay mất tiếng,… Lúc này việc trang bị cho dàn âm thanh sản phẩm để có thể bảo vệ an toàn và giúp thiết bị hoạt động tốt là giải pháp quan trọng. Và mạch bảo vệ chính là sản phẩm đó.

Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi nó giúp thiết bị loa của bạn hoạt động nhanh nhạy, chất lượng và bền bỉ. Không chỉ bảo vệ thiết bị loa hội trường sân khấu mà chúng còn bảo vệ toàn bộ các thiết bị âm thanh khác.

Mạch bảo vệ loa Replay

Mạch bảo vệ loa Replay, Treble, Stereo – Hướng dẫn sử dụng

Mạch Replay

Để bảo vệ các thiết bị loa trong dàn âm thanh người ta thường sử dụng mạch Replay. Thông thường khi sử dụng thiết bị bạn sẽ gặp 2 trường hợp sau: loa đang phát thì chập mạch và dây loa bị chập lúc đấu nối trước lúc bật Amply.

Mạch này sẽ tự động bảo vệ loa đơn giản phòng những thiết bị Amply đang hoạt động bình thường lại xảy ra tình trạng chập mạch. Thiết kế mạch rất nhỏ, không cần đến nguồn nuôi và có thể thích hợp luôn trong thùng loa.

Mạch Replay đặc biệt hữu dụng khi sử dụng trong các dòng Amply karaoke thông thường có công suất 100W – 500W và loa thông thường từ 50 – 200W. Nó không thích hợp nếu dùng cho các dòng loa hội trường.

Mạch bảo vệ loa Treble

Cháy loa treble, loa trung là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra. Để bảo vệ loa treble bạn nên sử dụng mạch bảo vệ loa treble để bảo vệ thiết bị của mình. Cấu hình mặc định của các mạch này là dùng để bảo vệ các loa treble lớn cho dàn nhạc sống, âm thanh hội trường,… Nếu muốn bảo vệ loa treble nhỏ bạn nên xác định rõ loại loa để hộp bảo vệ được cấu hình tương thích.

  • Kết nối đầu có đuôi đèn với Amply, đầu còn lại nối vào loa treble, không cần gắn tụ ở loa treble. Điện áp ra loa đã chỉnh khoảng 24VDC (dùng cho loa treble 750, 790…). Khi Amply hát cực đại hoặc lúc điện thế tăng cao thì nhờ hộp bảo vệ này mà điện áp ở 2 đầu loa được điều chỉnh vào khoảng 24VAC.
  • Lúc sử dụng đèn sáng, điện trở bị nóng là không sao. Khi lắp ráp ta có thể bỏ vỏ chụp rồi bắt phần còn lại vào thùng loa. Dây màu đỏ là đầu cộng, dây còn lại là mass.
  • Nếu thùng loa có sử dụng mạch phân tần có thể bỏ mạch phân tần này hoặc vẫn giữ lại. Trong trường hợp giữ lại mạch phần tần, nếu thấy loa nghe hơi nhỏ hãy nối tắt 2 đầu của con tụ màu vàng trong hộp lại với nhau.
sơ đồ mạch bảo vệ loa Stereo
Sơ đồ mạch bảo vệ loa Stereo

Mạch bảo vệ loa Stereo

Mạch bảo vệ Stereo

Sử dụng bằng cách:

  • Nếu có tiếng rơle nhảy khi hát nhỏ vừa thì các bạn xem lại tụ 220 + 220 và có thể tăng nó lên 330 + 330.
  • Nguồn cấp có thể lấy +12V cho pre hoặc thêm ổn áp. Nếu lấy từ +VCC của công suất thì thêm điện trở với tụ. Tăng giảm điện trở sao cho ngõ ra khoảng 12V để cho vừa cái rơle.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mạch bảo vệ loa Replay, Treble, Stereo giúp hệ thống loa của bạn hoạt động tốt và tránh được các rủi ro. Chúc bạn luôn có được những trải nghiệm âm thanh tốt nhất.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger