CA TRÙ LÀ GÌ? Đặc điểm nghệ thuật của Ca trù Việt Nam

Ca trù là gì? Loại hình nghệ thuật độc đáo, di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những đặc điểm nghệ thuật và giá trị của hình thức này. Hôm nay, danamthanhhoitruong.com sẽ chia sẻ một số thông tin bổ ích giúp bạn nắm rõ.

Nhạc lossless là gì? Sự khác biệt của nhạc lossless?

BEATBOX LÀ GÌ? Học beatbox với các âm cơ bản

Ca trù là gì?

Ca trù là gì? Ca trù gọi nôm na là hát cô đầu/ hát nhà trò, đây là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc tính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15 và từng là loại ca trong cung đình được yêu thích. 

Có thể nói ca trù chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữ thi ca và âm nhạc. Bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo khẳng định được bị trí quan trọng của Việt Nam và cả nhân loại.

Ca tru la gi

Đặc điểm nghệ thuật của Ca trù

# Hát Ca trù có 5 không gian trình diễn chính:

  • Hát cửa đình (hát thờ)
  • Hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ)
  • Hát tại gia (hát nhà tơ)
  • Hát thi
  • Hát ca quán (hát chơi). 

Mỗi không gian có những lối hát và cách thức trình diễn riêng. Ca trù xưa được tổ chức thành phường, giáo phường. Và có quy định về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, việc cho phép các đào nương vào nghề, việc chọn đào nương đi hát thi,…

# Một chầu hát có ba thành phần chính:

  • Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp.
  • Một nam nhạc công gọi là “kép” đệm đàn đáy cho người hát, loại đàn cổ có 3 sợi dây tơ và 10 phím đàn.
  • Một người điểm trống chầu thường gọi là “ quan viên”.

Khi biểu diễn thường các đào hát sẽ ngồi trên chiếu ở giữa, kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Trong Ca trù có các thể cách chỉ các làn điều hát, hình thức diễn xướng múa, nghi lễ, việc thi cử,…. Tư liệu Hán Nôm hiện đã ghi nhận được 99 thể cách có thể chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm hát thuần túy gồm 66 làn điệu bao gồm 5 nhóm nhỏ: hát, đọc, nói, ngâm, thổng
  • Nhóm kết hợp hát – múa – diễn gồm 19 thể cách
  • Nhóm nghi lễ và trình diễn nghề trong thi cử gồm 14 thể cách.

# Ca trù có nhiều điệu hát:

  • Có thể hát sử dụng các thể thơ thuần Việt như: lục bát (điệu Bắc phản, Chừ khi, Cung bắc, Nhịp ba cung bắc, Đại thạch, Hãm, Hồng hạnh, Non mai, Thư phòng, Mưỡu, Ngâm vọng, Thổng…), song thất lục bát.
  • Hát theo thể thơ 7 chữ và 1 câu lục cuối bài, thể thơ Đường Luật, thể phú, thơ Đường luật trường thiên.
  • Đặc biệt, thể hát nói (thơ 8 chữ) là thể thơ dành riêng cho Ca trù. Hát nói là một sáng tạo độc đáo của Ca trù Việt Nam. Hát nói sử dụng thể thơ độc đáo cả ở nội dung, hình thức, nó vừa là một điệu hát của Ca trù vừa là một thể loại văn học. Trong hát nói, các yếu tố khuôn khổ, câu kết thúc, cách tổ chức vần luật… được quy định rất chặt chẽ.

Cùng với thơ thì múa cũng là nhân tố quan trọng tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của nghệ thuật hát Ca trù. Các điệu múa được sử dụng như: múa Bài Bông (thường được biểu diễn trong hát cửa đình), múa Đại Thạch (thường được biểu diễn trong hát thờ và hát thi), múa Bỏ Bộ và múa Tứ Linh (chỉ có trong hát thờ)…

Giá trị của Ca trù

Trải qua quá trình hình thành và phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Loại hình nghệ thuật thể hiện một ý thức về bản sắc văn hóa và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy trải qua nhiều biến động về lịch sử nhưng Ca trù vẫn có sức sống bởi giá trị nghệ thuật độc đáo của nó mang lại đối với văn hóa Việt Nam. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ca trù được xác định là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp cấp thế giới.

Ca tru Viet Nam

Những bài ca trù nổi tiếng

Ca trù được nhiều người biết đến qua những bài dưới đây:

  • Cao Bá Quát với “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Phận hồng nhan có mong manh”, “Nhân sinh thấm thoắt”…
  • Nguyễn Công Trứ với “Ngày tháng thanh nhàn”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”…
  • Dương Khuê với “Hồng hồng, tuyết tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết”.
  • Chu Mạnh Trinh với Hương Sơn phong cảnh.
  • Tản Đà với “Gặp xuân”,”Xuân tình”, “Chưa say”, “Trần ai tri kỷ”, “Đời đáng chán”,…
  • Nguyễn Khuyến với “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ”
  • Nguyễn Thượng Hiền với “Chơi chùa Thầy”;
  • Trần Tế Xương với “Hát cô đầu”

Hoạt động ca trù ngày nay

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu , năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề Ca trù. Một số tỉnh thành phía Bắc điển hình như:

  • Hà Nội: CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Thăng Long, CLB Ca trù thôn Chanh (Phú Xuyên), , CLB Ca trù Bích Câu Đạo quán.
  • Ninh Bình: Câu lạc bộ Ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cố Viên Lầu
  • Hà Tĩnh: Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cổ Đạm
  • Bắc Ninh: CLB Ca trù Thanh Khương (Thuận Thành), CLB Ca trù Tiểu Than (Gia Bình) và CLB Ca trù Đông Tiến (Yên Phong).

Hiện nay tại Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn lưu trữ được 7 điệu múa Ca trù, 42 bài bản Ca trù, 26 văn bản Hán Nôm về Ca trù và khoảng 25 cuốn sách viết về Ca trù.

Trên đây là một số thông tin về Ca trù là gì? Đặc điểm nghệ thuật và giá trị của Ca trù Việt Nam mà Dàn âm thanh hội trường (https://danamthanhhoitruong.com/) muốn chia sẻ đến bạn, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình nghệ thuật cực kỳ độc đáo này của dân tộc.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger