Cách chỉnh cục đẩy công suất đơn giản cho người mới

Cục đẩy công suất là một thiết bị hết sức quen thuộc với người chơi âm thanh, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong dàn âm thanh. Chính vì vậy việc nắm chắc cách chỉnh cục đẩy sẽ giúp bạn tạo ra chất lượng âm thanh ưng ý nhất và chủ động hơn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chỉnh cục đẩy sao cho chuẩn.  Vậy nên ngay bây giờ danamthanhhoitruong.com sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh cục đẩy công suất đúng chuẩn trong bài biết ngay sau đây.

Cách chỉnh cục đẩy công suất đơn giản
Cách chỉnh cục đẩy công suất đơn giản

Tại sao nên biết cách chỉnh cục đẩy công suất? 

Cục đẩy công suất là thiết bị có vai trò khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa. Cục đẩy giúp mang tới hiệu suất âm thanh cao nhất, nâng cao trải nghiệm ca hát cho người dùng. Ngoài ra cục đẩy còn có khả năng làm giảm độ méo tiếng giúp hệ thống âm thanh hoạt động bền bỉ hơn. Hạn chế tốt đa tình trạng chập, cháy các thiết bị âm thanh.

Vậy nên khi sử dụng cục đẩy bạn cần nắm rõ cách chỉnh để có thể tối ưu trải nghiệm người dùng. Đồng thời, việc bán biết cách chỉnh cục đẩu còn giúp bảo vệ các thiết bị âm thanh khác trong hệ thống. tránh trường hợp vặn sai nút, sử dụng không đúng chức năng gây hư, hỏng thiết bị. 

Lý do nên biết cách chỉnh cục đẩy công suất
Lý do nên biết cách chỉnh cục đẩy công suất

Cách chỉnh cục đẩy đơn giản cho người mới 

Cách chỉnh chế độ âm thanh trên cục đẩy

Chế độ âm thanh trên cục đẩy gồm âm thanh mono và âm thanh stereo. Tùy theo nhu cầu sử dụng của dàn âm thanh mà bạn có thể chọn 1 trong 2 chế độ âm thanh này. Bạn có thể điều chỉnh các chế độ: Bridge, Parallel, Stereo. 

Chế độ Bridge

Chế độ Bridge thường có tải trở kháng thấp, vì vậy nếu chỉnh không đúng công suất tải tăng lên tới 2 lần gây nguy hiểm.

Bước 1: Điều chỉnh các nút gạt sau cục đẩy sang chế độ Bridge/BRD.

Bước 2:

  • Đấu dây vào cọc loa: Bạn chỉ có thể sử dụng 2 cọc dương (+) trên cục đẩy để kết nối. Thường thì cọc phải sẽ là cọc dương (+), cọc trái sẽ là cọc âm (-).
  • Sử dụng cổng SpeakOn: Đấu dây vào jack kết nối.

Chế độ Parallel

Parallel là thường được sử dụng ở các không gian lớn mà không cần quá nhiều thiết bị khuếch đại.

Bước 1: Ở phía sau cục đẩy hạt công tắc sang Parallel hoặc PRL.

Bước 2: Nối 2 cọc dương lại với nhau. Nếu bạn sử dụng đường 70V để kéo loa xa thì nên bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V.

Chế độ Stereo

Trong các dàn âm thanh có 2 vế loa chế độ Stereo, do đó tín hiệu vào cổng nào thì tín hiệu cũng ra ở cổng đó. Tùy từng thiết bị mà chế độ Stereo sẽ có những mức trở kháng khác nhau.  Thường từ 2 – 4 – 8 Ω tương ứng với mức trở kháng của loa.

Bước 1: Gạt công tắc về chữ Stereo hoặc STR để bật chế độ.

Bước 2: Đấu dây loa với jack kết nối.

Cách chỉnh độ nhạy của cục đẩy

Độ nhạy của thiết bị ảnh hưởng tới các loại tín hiệu đầu vào và độ to, rõ của âm thanh. Vì vậy việc điều chỉnh độ nhạy trên cục đẩy hết sức quan trọng. Để điều chỉnh độ nhạy bạn cần điều chỉnh nút Sensitivity theo hướng dẫn sau:  

Trường hợp 1: Khi đưa vào cục đẩy cùng mức tín hiệu, cùng mức âm lượng và dùng 1 loa. Nếu lúc này đặt độ nhạy là 0,775V thì âm lượng sẽ lớn hơn ở 1V. Hoặc nếu đặt độ nhạy là 1V thì âm lượng sẽ lớn hơn 1,4V.

Trường hợp 2: Khi bạn đưa tín hiệu vào cục đẩy đạt 0,775V – 1V – 1,4V thì cục đẩy phát huy hết công suất trung bình của nó. Để đạt cục đẩy đạt công suất lớn nhất thì tín hiệu vào bạn đưa vào phải đạt 0,775V, 1V hoặc 1,4V. Đồng thời phải thiết lập độ nhạy ở mức 0,775V, 1V hoặc 1,4V.

Hướng dẫn chỉnh các chế độ khác trên cục đẩy

Lo-Pass: Chế độ này để giảm bớt âm cao, giữ lại âm trầm. Có thể sử dụng khi bản nhạc của bạn có quá nhiều âm cao.

Hi-Pass: Ngược lại nếu bản nhạc có quá nhiều âm trầm bạn có thể sử dụng chế độ này để cắt giảm âm trầm và giữ lại âm cao. 

2 nút ON Ground và OFF Ground / LIFT có công dụng khá đặc biệt tránh tình trạng bị điện giật đem lại sự an toàn cho người sử dụng.

ON Ground : Gạt nút này nếu bạn có dây nối xuống đất
OFF Ground / LIFT:  Gạt nút này nếu không có dây nối.

ON Limiter: Chế độ này có tác dụng giảm sự méo tiếng và quá tải trong chuỗi tín hiệu âm thanh. Giúp bảo vệ cục đẩy khi đặt âm lượng ở mức tối đa.

OFF Limiter: Hủy bỏ chế độ trên

Cách chỉnh cục đẩy công suất đơn giản
Cách chỉnh cục đẩy công suất đơn giản

Xem thêm: Cục đẩy nguồn xung là gi? Có nên sử dụng cho hệ thống âm thanh

Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất

Để thực hiện được cách sử dụng cục đẩy đúng chuẩn và an toàn thì một số lưu ý quan trọng bạn cần lưu tâm đó là:

  • Trước khi sử dụng bạn nên nối cọc tiếp đất cho đẩy.
  • Tắt cục đẩy trước khi kết nối với các thiết bị khác trong dàn âm thanh. 
  • Nên đặt cục đẩy ở nơi chắc chắn, tránh những nơi có từ trường cao, độ ẩm và nhiệt độ cao. 
  • Tránh đè các vật nặng hay làm rơi rớt, va đập thiết bị trong quá trình sử dụng.
  • Lưu ý cách đấu chuẩn của cục đẩy là 1+ và 1- với loa, tuyệt đối không được chập dây 1+ và 2+, 1- và 2- đi với nhau. Vì nếu chập như vậy máy có chức năng balance sẽ gây ra hiện tượng ngắt liên tục và thậm chí là hỏng main.
  • Lựa chọn các chế độ parallel, bridge, stereo phù hợp.
  • Volume của cục đẩy chỉ nên vặn cao nhất tiệm cận 80%.
  • Khi sử dụng nên vặn volume của đẩy một cách từ từ, tránh vặn cao đột ngột gây hỏng thiết bị.

Bên trên là cách chỉnh cục đẩy cơ bản nhất cũng như những lưu ý khi sử dụng cục đẩy rất dễ dàng thực hiện. Có thể áp dụng cho cả cục đẩy karaoke đến cục đẩy trong những dàn âm thanh hội trường sân khấu chuyên nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chỉnh cục đẩy công suất để đem lại chất lượng âm thanh hiệu quả hơn.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger