Cách đấu nối 2 cục đẩy công suất CỰC DỄ, Chuẩn Kỹ Thuật

Chúng tôi cũng thường nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng: “Làm thế nào để đấu nối 2 cục đẩy công suất lại với nhau”. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách đơn giản nhất để đấu 2 cục đẩy công suất trong một dàn âm thanh hội trường.

Cách đấu loa sub vào cục đẩy Cực Đơn Giản, Chi tiết từ A-Z

Cách tính công suất cục đẩy CHUẨN NHẤT phù hợp với loa

Những lưu ý khi tiến hành đấu nối 2 cục đẩy công suất

Như chúng ta đã biết cục đẩy công suất là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh trong hệ thống các dàn âm thanh như dàn âm thanh hội trường sân khấu, dàn âm thanh karaoke…Cục đẩy công suất còn được gọi là cục công suất, main công suất có nhiệm vụ đảm nhiệm chức năng nhận tín hiệu từ các nguồn phát như: bàn mixer, đầu DVD, micro không dây… và khuếch đại tín hiệu ở dạng tần số, chuyển tới loa và phát ra âm thanh.

Để tiến hành đấu nối 2 cục đẩy công suất thì chúng ta cần biết những lưu ý sau:

  •  Tiến hành đấu nối theo thứ tự hướng dẫn để đảm bảo an toàn thiết bị.
  •  Bố trí, lắp đặt các thiết bị vào tủ âm thanh gọn gàng để việc đấu nối dễ dàng, thuận lợi.
  • Tuyệt đối không tiến hành đấu nối khi đang cắm điện, để đảm bảo an toàn chúng ta ngắt nguồn điện trước khi đấu nối.
  • Đấu 2 cục đẩy công suất là việc cần hiểu kỹ về chuyên môn, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng toàn hệ thống dàn âm thanh. Nếu bạn không có nhiều kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực  này thì chúng ta nên khảo ý kiến của các chuyên gia âm thanh, người có kinh nghiệm âm thanh trước khi đấu nối.
  •  Tuyệt đối không tự mày mò hoặc cắm sai cổng có thể dẫn tới cháy nổ thiết bị âm thanh.
  •  Chúng ta vặn Volume về 0 trước rồi mới bật công tắc cục đẩy tránh tình trạng loa có âm lớn rất dễ làm hỏng loa và chờ 5 – 10 phút rồi tăng Volume từ từ lên.
  • Không để Max volume mà chỉ nên để volume ở mức gần max dao động 80 -90%, để đảm an toàn thiết bị và tuổi thọ.

Đấu nối 2 cục đẩy công suất

Các thông số của cục đẩy công suất cần quan tâm

  1. Mức tín hiệu đầu vào: Nằm trong khoảng 0,7V -1,4V
  2. Công suất ra: thông thường thì công suất ghi chỉ tiêu công suất tương ứng với các mức tải thông dụng khi mắc 1 loa, 2 loa parallel hoặc đấu nối big mono.
  3. Trở kháng vào: Cụ thể Zv = 20K Ohms với ngõ vào Balanced và Zv = 10K Ohms với ngõ vào Unbalanced
  4. Trở kháng tải: Cụ thể 2Ohm – 8Ohm với 2 tải stereo, 4 Ohm – 16 Ohmvới 1 tải Bridg-Mono và 1 Ohm – 4 Ohm với tải Paralel Mono.
  5. Đầu vào input: Thông thường các main chuyên nghiệp thường sẽ có 3 loại Jack input là canon (XLR),6 ly và Domino (trường hợp là để máy cố định).
  6.  Kích thước: Với mỗi hãng sản xuất cục đẩy công xuất thường có cấu tạo main khác nhau và khác nhau theo từng serie nhưng luôn đảm bảo bề ngang mặt máy là 19” (48,3cm).
  7. Độ méo tiếng: Cụ thể tần số thấp (20 Hz Ohm 1KHz) là nhỏ hơn 0,05% và độ méo tần số cao là nhỏ hơn 0,1% trong khoảng 15 Ohm 20KHz.

Hướng dẫn đấu nối 2 cục đẩy chuẩn chỉnh

Việc đấu nối 2 cục đẩy công suất thực tế thì nó không quá phức tạp như chúng ta nghĩ. Chúng tôi tin rằng chỉ cần bạn làm đúng những bước sau thì chúng ta đã đấu nối thành công 2 cục đẩy công suất nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà.

Những thiết bị chúng ta cần chuẩn bị

  • Phụ kiện kết nối: 2 dây kết nối thiết bị âm thanh với 1 đầu AV, 1 đầu Canon
  • Số lượng cục đẩy công suất: 2 cục đẩy công suất hoặc nhiều nếu đấu nối nhiều cục đẩy.

Cách đấu nối 2 cục đẩy công suất chi tiết

Việc đấu nối 2 cục đẩy công suất không quá phức tạp, chúng ta chỉ cần làm đúng và đủ 2 bước sau:

  • Bước 1: Từ cổng OUT của cục đẩy chúng ta sẽ chia 1 kết nối xuống cổng IN trên cục đẩy số 2 (Cổng Canon)
  • Bước 2: Với dây còn lại chúng ta sẽ cắm từ cổng OUT trên cục đẩy số 1 vào cổng IN trên cục đẩy số 2

Chú ý: Nếu chúng ta muốn đấu nhiều cục đẩy công suất khác nữa thì cứ làm tương tự như các bước ở trên.

Hướng dẫn cách đấu nối 2 cục đẩy công suất chuyên nghiệp
Hình ảnh đấu nối 2 cục đẩy đơn giản, dễ dàng

Tại sao khi nâng cấp cục đẩy công suất phù hợp với công suất Loa

Một điều mà chúng ta phải bắt buộc lưu ý khi tiến hành lựa chọn cục đẩy công suất cho loa là bạn không được lựa chọn các cục đẩy có công suất bằng hoặc nhỏ hơn so với tổng công suất của loa.

Ví dụ để dễ hiểu : Bạn có 1 cặp loa với công suất mỗi con loa 500W, như vậy tổng công suất của loa là 1000W, khi đó bạn cần phải lựa chọn các cục đẩy có công suất là 1400W, và tối thiểu là bạn nên lựa chọn cục đẩy có công suất là 1000W hoặc 1200W.

Khi nâng cấp thêm cục đẩy công suất thì chúng ta không lựa chọn các cục đẩy có công suất nhỏ hơn hoặc bằng với tổng công suất của loa, khi chơi nhạc thì cục đẩy công suất sẽ phải làm việc tối đa công suất hoặc vượt quá công suất như vậy sẽ không hề tốt chút nào, việc sử dụng lâu dài và liên tục có thể dẫn tới cháy loa và cháy cục đẩy.

Để đảm bảo chất lượng dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp và tuổi thọ của các thiết bị trong dàn âm thanh thì. Khi chúng ta quyết định nâng cấp cục đẩy công suất thì phải lựa chọn cục đẩy công suất có công suất tốt nhất là gấp 2 lần công suất Loa, hoặc tối thiếu là hơn công suất Loa hiện tại.

Về chúng tôi – danamthanhhoitruong.com

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển danamthanhhoitruong.com đã nhanh chóng trở thành đơn vị hàng đầu về lĩnh vực tư vấn, lắp đặt âm thanh hội trường, thiết bị ánh sáng sân khấu, sự kiện,… toàn quốc. Uy tín được khẳng định qua hàng trăm dự án lớn nhỏ tại nhiều đơn vị: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Trung tâm FPT, Vinmart … Hiện nay chúng tôi có chi nhánh ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và hệ thống các đại lý trải dài toàn quốc để phục vụ khách hàng tốt nhất. Đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được cam kết:

  • Sản phẩm tốt nhất
  • Dịch vụ tốt nhất
  • Kỹ thuật tốt nhất

Hy vọng bài viết chia sẻ về cách đấu nối 2 cục đẩy công suất sẽ giúp bạn nắm rõ và có thể tự đấu nối thiết bị ngay tại nhà. Quý khách gặp bất kỳ khó khăn về kỹ thuật hay lắp đặt dàn âm thanh hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline.

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger