Đa số khách hàng gặp nhiều khó khăn trong cách lắp đặt âm thanh vì thiếu những kiến thức cơ bản về kỹ thuật cùng như lĩnh vực này. Hiểu được vấn đề đó, danamthanhhoitruong.com chia sẻ đến quý khách cách lắp đặt dàn âm thanh hội trường chuẩn chỉnh nhất. Cùng tìm hiểu thôi!
Cách kết nối dàn âm thanh hội trường sân khấu CHUẨN, TỪ A » Z
Dàn âm thanh hội trường gồm những gì? Mua ở đâu là tốt nhất?
Hội trường là gì? Dàn âm thanh hội trường được hiểu như thế nào?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách lắp đặt dàn âm thanh hội trường thì chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về hội trường và dàn âm thanh hội trường:
Hội trường được hiểu là một không gian chung tương đối lớn, có thể chứa được nhiều người. Là nơi được sử dụng tổ chức sự kiện, hội họp cho một đơn vị cơ quan. Vậy dàn âm thanh cho hội trường (hay là âm thanh hội trường hoặc là dàn âm thanh hội trường sân khấu) chính là sự liên kết của một nhóm các thiết bị âm thanh lại với nhau. Các thiết bị này được cài đặt và kết nối với nhau theo một chuẩn chuyên nghiệp nhất định.
Việc vận hành hệ thống âm thanh hội trường yêu cầu người sử dụng có những kĩ năng chuẩn. Để 1 dàn âm thanh hay, không chỉ là thiết bị đạt chuẩn mà còn dựa vào yếu tố con người. Người kỹ thuật cần am hiểu sản phẩm, am hiểu sự phối hợp đúng chuẩn của các thiết bị và còn dựa vào không gian.
Để lắp đặt dàn âm thanh hội trường cần những thiết bị nào?
Loa hội trường
Thiết bị đầu tiên mà chúng ta không thể không nhắc đến vì bất cứ một dàn âm thanh nói chung và dàn âm thanh hội trường nói riêng thì thiết bị âm thanh không thể thiếu là Loa. Là thiết bị cuối truyền tải âm thanh đến tai người nghe. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Loa hội trường giá rẻ với đa dạng mẫu mã, thông số kỹ thuật từ nhiều hãng khác nhau. Làm thế nào để có một Loa hội trường đảm bảo chất lượng cho dàn âm thanh như ý, tham khảo ngay những yếu tố quan trọng khi chọn Loa:
- Về công suất
Mỗi loại Loa hội trường khi xuất xưởng đều có thông số kỹ thuật rõ ràng về công suất. Nên khi quyết định lựa chọn Loa hội trường nào phù hợp thì quý khách hàng phải xác định được không gian.Nếu công suất quá nhỏ sẽ không đủ khả năng truyền đạt tín hiệu âm thanh và ngược lại nếu quá lớn sẽ gây hỏng hiệu ứng âm thanh như hú rít hoặc méo tiếng. Vì vậy, Công suất Loa cũng là một yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng dàn âm thanh hội trường, nên quý khách hàng phải xem xét kỹ đến không gian, diện tích để lắp đặt Loa hội trường phù hợp với công năng sử dụng.
- Về độ bền
Độ bền cũng là yếu tố quan trọng mà khách hàng cần quan tâm khi lựa chọn. Thông thường, mỗi sự kiện: hội họp, tổng kết, kỷ niệm các ngày lễ… thì thường diễn ra trung bình 4- 5h đồng hồ. Nên lựa chọn dàn loa chất lượng, có độ bền ổn định để đảm bảo tất cả các sự kiện diễn ra tốt đẹp. Để đảm bảo được độ bên thì khách hàng nên lựa chọn các nhà phân phối chính hãng để đảm bảo tốt nhất về chất lượng và chế độ bảo hành tốt nhất.
- Về độ nhạy
Độ nhạy về loa hội trường là yếu tố quan trọng trong dàn âm thanh hội trường. Độ nhạy của loa nói lên chất lượng của Loa hội trường. Độ nhạy loa tốt giúp tốc độ chu chuyển và xử lý được bảo đảm, âm thanh đầu ra chính xác, chân thực.
- Lựa chọn kiểu Loa gì?
Khi tiến hành chọn Loa hội trường chúng ta cần khảo sát nơi lắp đặt để lựa chọn loại loa phù hợp với diện tích nơi lắp đặt. Nếu là loa lắp trong phòng họp có diện tích nhỏ, công suất không cần lớn thì chúng ta nên tham khảo nên những dòng loa treo tường có thiết kế nhỏ gọn, có tính tham mỹ cao. Ngược lại, nơi có không gian rộng lớn, phục vụ cho số lượng khách lớn thì chúng ta cần lắp đặt Loa có cống suất lớn, có thể kết hợp giữa loa công suất lớn và hệ thông loa treo tường.
- Độ bền và tuổi thọ loa
Độ bền và chất lượng của loa sân khấu hội trường luôn là yếu tố chúng ta cần quan tâm khi lựa chọn Loa hội trường. Với tần suất hoạt động liên tục, chúng ta nên chọn những dòng loa có mạch bảo vệ tiếng treble khi loa hoạt động với cường độ cao và để phòng ngừa cháy loa. Chất liệu cấu thành loa cũng ảnh hưởng đến độ bền của loa đến thời gian sử dụng Loa.
Loa là thiết bị quan trọng của dàn âm thanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dàn âm thanh nên chúng ta cân nhắc lựa chọn thương hiệu và nơi cung cấp uy tín để lắp đặt.
Thiết bị khuếch đại âm thanh
Nói về thiết bị khuếch đại âm thanh thì chúng ta thường nghe đến hai 2 thiết bị sau: Amly và Cục đẩy công suất. Cả Amply hay cục đẩy công suất (power amplifier) đều có chung một chức năng là khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa. Chính vì thế mà nhiều khách hàng lúng túng không biết khi nào chúng ta dùng Amly, khi nào phải dùng đến Cục đẩy công suất.
Nếu nơi lắp đặt dàn âm thanh hội trường cho một không gian hội trường nhỏ thì thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh quen thuộc và phù hợp nhất đó chính là chiếc amply. Với một chiếc amply với công suất nhỏ đến tầm trung sẽ hoàn thành nhiệm vụ suất sắc nhiệm vụ này.
Nếu trong không gian rộng lớn, hệ thống nhiều loa công suất lớn, yêu cầu chất lượng âm thanh cao thì khi này chúng ta bắt buộc phải sử dụng đến cục đẩy công suất. Với khả năng khuếch đại âm thanh tuyệt vời, hiệu suất làm việc cao và mạch bảo vệ tiên tiến, đây sẽ là giải pháp vô cùng hoản hảo cho dàn âm thanh hội trường lớn. Các power amplifier thường sẽ đi kèm với các mixer để tối ưu hiệu năng làm việc, mang đến chất lượng âm thanh sống động, chân thực.
Thiết bị cân chỉnh âm thanh (Mixer)
Mixer là một thiết bị xử lý âm thanh, được người ta ví như là bộ não của hệ thống âm thanh. Mixer là nơi tiếp nhận các thông tin từ các thiết bị như micro, nhạc cụ, hay bất cứ một thiết bị có tác dụng phát âm thanh nào đó, sau khi tiếp nhận tín hiệu mixer sẽ tiến hành xử lý rồi cho ra một loại tín hiệu duy nhất trong thể thức mono hoặc stereo.
Qua khái niệm về Mixer thì chúng ta cũng thể thấy được bàn Mixer đóng góp một vài trò quan trọng trong dàn âm thanh hội trường, đảm bảo chất lượng dàn âm thanh.
Nguồn âm
Nói về nguồn âm thì bạn có thể khó hiểu đây là thiết bị gì nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta. Đó là những thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát âm thanh trong 1 bộ dàn âm thanh.
Chúng ta điểm danh một số thiết bị thông dụng: Micro không dây, các loại đầu DVD, CD, các dụng cụ chơi nhạc: guitar, ogran, kèn, sáo.. Tùy thuộc vào mục đích của dàn âm thanh hội trường mà chúng ta sẽ có những thiết bị nguồn âm phù hợp. Nhưng micro thì chắc chắn dàn âm thanh nào cũng phải có, còn đầu DVD thì cũng có thể sử dụng điện thoại hoặc máy tính thay thế. Còn các thiết bị chơi nhạc thì chỉ sự dụng các chương trình có yêu cầu tổ chức văn nghệ.
Các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Để có chất lượng dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp, thì tùy thuộc vào từng dàn âm thanh hội trường mà chúng ta cũng cần đến các thiết bị âm thanh hội trường sau:
- Vang số: còn được gọi với cái tên khác như là Echo, Effect. Vang số có vai trò xử lý tiếng vang, tạo hiệu ứng âm thanh.
- Equalizer: hay còn được gọi với cái tên khác là thiết bị lọc tần số hay gọi tắt là EQ. Equalizer đảm nhiệm vai trò cân bằng tần số âm thanh, giúp âm thanh trở nên hài hòa hơn.
- Crossover: hay được biết đến là thiết bị phân tần. Đây là thiết bị đảm nhiệm vai trò phân chia tín hiệu âm thanh đến (input) thành các tần số cao, thấp và vừa, sau đó truyền những tín hiệu âm thanh này đến các thiết bị tương ứng.
Cách lắp đặt âm thanh hội trường sân khấu chi tiết
Tùy thuộc vào quy mô hội trường, mục đích sử dụng của từng dàn âm thanh hội trường mà chúng ta sẽ có những biết bị âm thanh và cách lắp đặt khách nhau. Tuy nhiên cơ bản các thiết bị âm thanh sẽ có những cách kết nối chung sẽ được trình bày theo các bước tiến hành sau đây:
Tham khảo sơ đồ lắp đặt dàn âm thanh sân khấu hội trường cơ bản với các thiết bị âm thanh
Bước 1: Đầu tiên chúng ta sẽ kết nối các thiết bị đầu vào như micro, đầu hát, máy vi tính… vào mixer.
Bước 2: Kết nối phần đầu ra (output) của mixer với đầu vào (input) của Equalizer và Vang số.
Bước 3: Nối phần đầu ra (output) của Equalizer với phần đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 4: Nối từ phần đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào phần đầu vào (input) của cụm loa chính, bao gồm loa full và loa sub.
Bước 5: Nối đầu ra (output) của Vang số vào đầu vào (input) của mixer và Crossover.
Bước 6: Nối từ đầu ra (output) của Crossover vào đầu vào (input) của Cục đẩy công suất.
Bước 7: Nối từ đầu ra (output) của Cục đẩy công suất vào đầu vào (input) của Loa monitor.
Lắp đặt dàn âm thanh luôn là một công việc yêu cầu tính cẩn thận và đảm bảo kỹ thuật, chỉ một tý sơ suất có thể gây ra hiện tượng đoản mạch và làm hư hỏng các thiết bị âm thanh. Chúng tôi, vẫn luôn tư vấn và khuyến khích khách hàng lựa chọn nhà cung cấp và lắp đặt dàn âm thanh uy tín để tiến hành lắp đặt hơn là tự lắp đặt để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Để có dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp, chất lượng phụ thuộc rất nhiều yêu tố: chất lượng thiết bị âm thanh, kỹ thuật lắp đặt,…. Cách lắp đặt dàn âm thanh hội trường mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn sẽ góp phần mang đến âm thanh ưng ý. Mọi thắc mắc quý khách hàng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!