Trong lĩnh vực âm thanh và đặc biệt là các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp thì Phase là một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên. Vậy phase trong âm thanh là gì? Và hiện tượng đồng pha, ngược pha có ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống âm thanh? Cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Phase trong âm thanh là gì?
Phase hay còn gọi là pha là một khái niệm dùng để chỉ một điểm cụ thể trong chu kỳ dạng sóng. Trong lĩnh vực âm thanh, phase là thuật ngữ biểu thị mối quan hệ về thời gian giữa 2 hoặc nhiều sóng.
Trong một hệ thống âm thanh việc để hai loa hoạt động đồng pha là vô cùng quan trọng. Khi hoạt động các loa trong cùng hệ thống phải dịch chuyển ra vào đồng thời. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng lệch pha dẫn tới thiếu âm trầm hoặc làm vỡ âm stereo.
Tầm quan trọng của phase trong âm thanh
Phase là một yếu tố quan trọng trong âm thanh, việc quản lý pha một cách hiệu quả sẽ giúp đảm bảo rằng các tín hiệu âm thanh trong hệ thống sẽ không bị xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy trong những trường hợp phải kết hợp nhiều tín hiệu âm thanh cùng lúc thì phase càng trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên với các hệ thống âm thanh nhỏ như phòng khách gia đình quán cafe, quán hát có không gian nhỏ thì ta sẽ không cảm nhận được nhiều về pha âm thanh. Vì vậy các lỗi về phase không có ảnh hưởng quá nhiều tới hệ thống. Còn đối với những hệ thống âm thanh lớn thì chỉ cần một chút sai lệch nhỏ về pha thôi là đã có thể gây ra cảm giác khs chịu cho người nghe.
Đồng phase, ngược phase trong âm thanh là gì?
Hiện tượng đồng pha và ngược pha có thể xảy ra trên một số thiết bị âm thanh như loa và cục đẩy. Đặc biệt là với loa, đây đã trở thành hiện tượng quen thuộc với người sử dụng.
Hiện tượng đồng phase (đồng pha)
Hiện tượng đồng pha là khi hai loa cùng phát ra 1 tín hiệu âm thanh cùng lúc, tại một thời điểm cụ thể. Khi hai loa đồng pha thì âm thanh phát ra sẽ lớn hơn do tín hiệu âm thanh phát ra từ các loa sẽ đến tai người nghe cùng một thời điểm.
Vì vậy khi một hệ thống âm thanh sử dụng nhiều loa cùng một lúc thì việc đảm bảo các loa đồng pha là một việc hết sức quan trọng. Bởi nếu chúng không đồng pha với nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng nhiễu sóng khi đến tai người nghe. Như vậy không chỉ làm giảm chất lượng âm thanh tổng thể mà còn làm mất đi một phần âm thanh, gây khó chịu, ảnh hưởng tới trải nghiệm của người nghe. Để đảm bảo các loa trong hệ thống luôn đồng phase chúng ta có thể sử dụng các phần mềm căn chỉnh chuyên dụng để cài đặt.
Hiện tượng ngược Phase (ngược pha)
Hiện tượng ngược pha là khi sóng âm của của một loa phát ra hoàn toàn trái ngược với pha sóng âm của loa khác trong cùng hệ thống. Khi đó sóng âm của hai loa sẽ triệt tiêu và làm giảm chất lượng âm thanh đầu ra của bộ dàn.
Tình trạng ngược pha trong âm thanh có thể xảy ra do các nguyên nhân như:
- Đấu nhầm các cực âm dương của 1 loa dẫn tới ngược phase
- Căn chỉnh sai các thông số dẫn tới ngược phase
Trong âm thanh, việc để các loa ngược pha nhau là điều cấm kỵ. Bởi Cũng đồng nghĩa với âm thanh mất mát, chất lượng suy giảm một cách trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng. Khi xảy ra hiện tượng ngược pha người nghe sẽ không xác định được nguồn âm ở đâu, không cảm nhận được âm stereo vì vậy sẽ gây nên cảm giác khó chịu, ức chế.
Tình trạng ngược phase ở các thiết bị âm thanh
Cách phát hiện và khắc phục tình trạng ngược phase trên cục đẩy
Cách phát hiện và khắc phục tình trạng ngược phase trên loa
Một số lưu ý khi căn chỉnh phase trong âm thanh
- Đo và đánh giá phase: Sử dụng các phần mềm, công cụ chuyên nghiệp để do và đánh giá phase của các loa. Như vậy bạn có thể dễ dàng xác định loa có đồng pha hay không và điều chỉnh một cách chính xác.
- Đồng bộ thời gian: Bạn cần đồng bộ thời gian để đảm bảo các tín hiệu âm thanh từ các loa có thể đến tai người nghe cùng một thời điểm. Nếu các loa được lắp đặt ở vị trí xa nhau thì cần điều chỉnh sao cho tín hiệu âm thanh đến tai người nghe một cách đồng nhất.
- Vị trí đặt loa: Cần chọn vị trí lắp đặt loa sao cho giảm thiểu tối đa hiện tượng phản xạ âm thanh và tối ưu giúp các pha đồng nhất.
- Sử dụng các bộ xử lý âm thanh: Với những hệ thống âm thanh phức tạp bạn nên sử dụng các bộ xử lý âm thanh chuyên nghiệp để việc căn chỉnh hiệu quả hơn.
- Môi trường xung quanh: Nếu môi trường sử dụng của bạn đang có nhiều hệ thống âm thanh cùng hoạt động thì bạn cần cân nhắc để tránh xung đột phase và giảm thiểu hiện tượng phản xạ giữa các hệ thống.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp phase trong âm thanh là gì? Tầm quan trọng của phase và hiện tượng đồng phase, ngược phase trong âm thanh. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Đồng thời nắm được cách xử lý khi xảy ra hiện tượng ngược pha. Nếu bạn còn thắc mắc gì về phase thì hoặc các thiết bị âm thanh hội trường như loa, cục đẩy thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé!
Xem thêm: Độ nhạy của loa là gì? Những điều cần biết về độ nhạy của loa