Trở kháng của loa là gì? Cách tính trở kháng đơn giản

Loa chắc hẳn là một thiết bị quen thuộc với tất cả mọi người và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Dùng loa lâu như vậy, liệu bạn có biết trở kháng của loa là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản về trở kháng của loa và cách tính trở kháng. Đồng thời hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trở kháng đối với hệ thống âm thanh. Cùng theo dõi ngay bây giờ nhé!

Trở kháng của loa là gì?
Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng của loa hay điện trở của là một thông số kỹ thuật chỉ độ khó khăn khi truyền tải âm thanh từ bộ khuếch đại xuống loa. Trở kháng của loa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc của loa, số lượng cuộn dây, đường kính, chất liệu của cuộn dây hay kích thước nam châm và cấu trúc của nắp loa. Đây cũng lòa thông số quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa và amply. 

Trở kháng của loa được tính bằng ohm và kí hiệu là Ω. Trở kháng của loa thường ở mức từ 4 Ohm tới 16 Ohm, tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt trở kháng của loa có thể cao hoặc thấp hơn. 

Trên thực tế, loa thường có trở kháng khác nhau tại các tần số khác nhau. Tuy nhiên thông thường trở kháng của loa sẽ thấp khi ở tấn số thấp, cao hơn khi ở tần số cao.

Cách tính trở kháng của loa đơn giản

Để tính được trở kháng của loa, trước tiên bạn cần nắm được một số thông số như: số lượng, đường kính cuộn dây trong loa và các cuộn dây được kết nối. Sau đó bạn có thể tính trở kháng của loa theo công thức sau: 

Trở kháng (Ω) = (số lượng cuộn dây x số vòng quay) / (đường kính cuộn dây x cách kết nối).

Trong đó, số lượng và đường kính cuộn dây được tính bằng mét, cách kết nối được tính theo số lượng cuộn dây.

Khi bạn đã hiểu được trở kháng của loa thì bạn cũng có thể chọn được bộ khuếch đại âm thanh phù hợp nhất với loa. Góp phần làm tăng chất lượng âm thanh của bộ dàn, Đồng thời qua đó bạn cũng có thể biết được cấu hình loa của mình. 

Cách tính trở kháng của loa đơn giản
Cấu hình lắp đặt loa đơn giản

Ảnh hưởng của trở kháng tới chất lượng của loa

Các loại loa có cấu hình khác nhau thì sẽ có những đặc tính âm thanh khác nhau. Loa có trở kháng thấp thì chỉ cần một bộ khuếch đại có khả năng cung cấp lớn hơn để đáp ứng được công suất của nó. Còn loa có trở kháng cao thì cầm một bộ khuếch đại công suất  có khả năng cung cấp điện áp cao hơn để có thể hoạt động hiệu quả.

Không những thế, trở kháng còn có thể làm ảnh hưởng tới độ nhạy của loa. Do đó nếu loa có trở kháng thấp thường có độ nhạy cao hơn và có thể phát ra âm thanh lớn hơn so với những loa có cùng bộ khuếch đại âm thanh so với những loa có trở kháng cao. 

Khi kết nối loa trở kháng thấp

Loa có trở kháng thấp là loại được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được sử dụng cả trong các dàn âm thanh chuyên nghiệp như hệ thống loa hội trường, âm thanh sân khấu, sự kiện đến các dàn karaoke gia đình. Trong các trường hợp này loa thường có trở kháng là 8Ω, 12Ω hoặc 16Ω. 

Với những loa có trở kháng thấp thì cần thiết kế để tổng trở kháng đầu vào của loa lớn hơn trở kháng đầu ra của amply. Nếu trở kháng của loa thấp hơn trở kháng của amply thì có thể dẫn tới tình trạng amply không thực hiện được chức năng của nó và dàn âm thanh cũng không thể hoạt động ổn định.

Các loa có công suất lớn thường được dùng kết nối loa trở kháng thấp, tuy nhiên trường hợp này lại yêu cầu phải kết nối trong khoảng cách gần để đảm bảo hoạt động của loa. Nếu khoảng cách kết nối quá xa (trên 10m) thì dây dẫn sẽ dễ bị nóng, không để cung cấp đủ công suất cần thiết để loa hoạt động ổn định. 

Khi kết nối loa có trở kháng cao

Khi lắp đặt các hệ thống âm thanh lớn như âm thanh công cộng cần bao phủ một không gian rộng, yêu cầu rất nhiều dây dẫn. Lúc này loại loa có trở kháng cao là một sự lựa chọn phù hợp. Bởi nếu dùng loa trở kháng thấp trong trường hợp này sẽ dẫn đến thất thoát năng lượng, không đủ công suất để hệ thống âm thanh có thể hoạt động bình thường. 

Tuy nhiên để có thể sử dụng được các loại loa có trở kháng cáo thì bạn cần sử dụng thêm biến áp đi kèm. Cùng nhờ đó mà bạn có thể điều chỉnh mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng.  Không những thế với kết nối trở kháng cao thì khi mặc loa theo kiểu song song sẽ phù hợp với loa có tổng công suất đầu vào nhỏ hơn công suất đầu ra của amply. Vì vậy ta sẽ không còn phải tính trở kháng của loa nữa. 

Những lưu ý khi ghép loa với amply

Trở kháng của loa và thiết bị khuếch đại như amply hay cục đẩy là các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh và hiệu suất hoạt động của hệ thống. Vì vậy việc ghép nối hai thiết là một công đoạn quan trọng để dàn âm thanh hoạt động hiệu quả hơn. 

Khi ghép nối loa và amply bạn cần lưu ý một số điều như: Tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ dễ quá tải và bị cháy. Ngay cả khi đảm bảo được điều kiện công suất của amply cao hơn công suất trung bình của loa. 

Để có thể chọn loa và amply có trở kháng tối ưu nhất cho hệ thống âm thanh bạn có thể chọn thiết bị có cũng trở kháng hoặc chọn amply có khả năng xử lý trở kháng lớn hơn trở kháng của loa. Hoặc bạn có thể sử dụng bộ điều chỉnh trở kháng để điều chỉnh trở kháng của loa sao cho phù hợp nhất, tăng cường chất lượng âm thanh và hiệu quả hoạt động của bộ dàn. 

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về trở kháng như trở kháng loa là gì? Cách tính trở kháng và ảnh hưởng của trở kháng đến chất lượng âm thanh của loa. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu ơn về trở kháng và lựa chọn thiết bị phù hợp cho dàn âm thanh. Nếu còn thắc mắc về trở kháng của loa hoặc có nhu cầu mua sắm, lắp đặt âm thanh hội trường, sân khấu thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Độ nhạy của loa là gì? Những điều cần biết về độ nhạy của loa

MB: 0965 122 221
hotlinehhn

MN: 0933 333 245
hotlinehcm

Chat Zalo 24/7
Chat Zalo

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger