Màng loa cộng hưởng là một khái niệm còn khá xa lã với người dùng Việt Nam. Loại màng loa này là một công nghệ tiên tiến mới được du nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại loa, để chọn được thiết bị chất lượng cho dàn âm thanh chúng ta cần dựa trên nhiều yếu tố như: tần số, độ nhạy, hiệu suất hoạt động và màng loa cộng hưởng. Vậy bạn có biết màng loa cộng hưởng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại màng loa đặc biệt này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Màng loa cộng hưởng là gì?
Màng loa cộng hưởng hay còn gọi là màng loa rung, là một bộ phận của loa loa cộng hưởng. Loại màng loa này có chức năng truyền tải và bổ sung âm trầm. So với các loại màng loa thông thường màng loa cộng hưởng có sự khác biệt khá rõ ràng về hình dáng cũng như chất liệu. Thay vì có hình nón loại màng loa này được làm thành một tấm phẳng, cứng và không đàn hồi.
Khi đặt loa cộng hưởng xuống mặt rắn, loại màng loa này sẽ giúp âm bass khuếch đại mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là mỗi chiếc loa cộng hưởng thường có từ 2 màng loa trở lên để chúng có thể tác động và cộng hưởng lẫn nhau. Điều đó tạo nên những trải nghiệm âm thanh thú vị cho người nghe.
Màng loa cộng hưởng có tác dụng gì?
Một số tác dụng của màng loa cộng hưởng:
- Màng loa cộng hưởng giúp tăng cường âm thanh của loa, giúp âm thanh trở nên đầy đủ hơn, không bị triệt tiêu. Thùng loa được thiết kế hoàn toàn kín để giữ áp lực tạo nên bởi những màng loa, vì vậy có thể hỗ trợ và cộng hưởng tốt giữa các màng loa.
- Với thiết kế thùng loa hoàn toàn kín nên loa không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Phù hợp sử dụng cho nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
- Khác với các dòng loa thường âm mid hay treble được thể hiện ở chủ yếu phần trước của màng loa, âm bass thì được thể hiện ở phía sau của màng loa. Còn màng loa cộng hưởng có thể truyền âm bass ra phía trước màng loa. Như vậy thùng loa sẽ được thu nhỏ và mỗi mặt phẳng của loa đều trở thành nơi phát ra và khuếch đại âm thanh.
- Sử dụng màng loa cộng hưởng giúp thùng loa thu gọn khiến cho các dòng loa mini và loa bluetooth trở nên nhỏ gọn và đẹp đẽ hơn, thuận tiện để mang đi bất cứ đâu.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng màng cộng hưởng
Sự xuất hiện của loại màng loa này được xem như một sự sự cải tiến, một công nghệ mới đang được yêu thích và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực âm thanh. Loại màng loa này ngày càng được sử dụng nhiều nhất là trong các dòng loa nhỏ gọn, và không thường được sử dụng cho các dòng loa sân khấu, sự kiện hay dùng cho dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu một số ưu nhược điểm của loại màng loa này ngay sau đây nhé:
✔️ Ưu điểm của màng loa cộng hưởng là gì?
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của màng loa cộng hưởng:
- Màng loa có thiết kế hiện đại nhỏ gọn, tiện lợi có thể đem đi bất cứ đâu.
- Có thể đặt tại nhiều vị trí và khi đặt trong hoặc ngoài của tường nó có thể biến toàn bộ tường nhà bạn trở thành một chiếc loa siêu lớn.
- Mỗi khi thay đổi vị trí loa sẽ cho những trải nghiệm âm thanh độc đáo. Vì vậy bạn có thể thưởng thức nhiều loại nhạc, nhất là các bản nhạc êm dịu, du dương.
✔️ Nhược điểm của màng loa cộng hưởng là gì?
- Loại màng loa này không thể dùng với nhiều dòng loa công suất lớn.
- Không dùng được với nhiều dòng loa có công suất lớn
- Những dòng nhạc có giai điệu nhanh và quá mạnh không thực sự phù hợp với loa cộng hưởng và nếu thường xuyên phát dòng nhạc như vậy loa sẽ nhanh và dễ bị hư
Bật mí cách chọn màng loa cộng hưởng phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng màng loa khác nhau. Vì vậy để chọn được màng loa chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng chúng ta cần dựa trên một số đặc điểm nhất định. Các bạn có thể dựa trên một số đặc điểm như sau để chọn loại màng loa:
- Kiểu dáng và kích thước: dòng màng loa cộng hưởng có kiểu dáng, kích thước rất đa dạng, vì vậy bạn phải lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Trong trường hợp loa cộng hưởng của bạn bị hư, cần sửa chữa thay thế màng loa bạn có thể liên hệ trực tiếp với nơi bán.
- Công suất: Mỗi lại màng loa sẽ có một công suất khác nhau. Chính vì vậy công suất của màng loa cũng là một yếu tố chúng ta cần quan tâm khi lựa chọn màng loa để có được âm thanh tốt nhất.
- Chất liệu của màng loa: chất liệu của màng loa có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh. Loại màng loa bằng kim loại thường có điệu thanh và độ thanh hơn. Còn màng gỗ thường có âm trầm tự nhiên hơn. Do đó chúng ta có thể dựa trên các đặc điểm này để lựa chọn loại màng loa phù hợp.
- Địa chỉ mua hàng uy tín: Khi mua hàng các bạn cần lựa chọn những đơn vị uy tín, có thương hiệu và được nhiều người tin tưởng. Có như vậy bạn mới đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản về màng loa cộng hưởng là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn tránh được những sai sót khi lựa chọn sản phẩm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về loa hoặc có nhu cầu mua loa hội trường, sân khấu,… có thể liên hệ tới Hotline của Danamthanhhoitruong.com để được tư vấn miễn phí.
Có thể bạn quan tâm: Loa nằm là gì? Nên chọn loa đứng hay loa nằm cho dàn âm thanh