Loa là thiết bị âm thanh không thể thiếu trong bất cứ dàn âm thanh nào. Vì vậy mà hiện nay có nhiều loại loại loa ? Một trong những loa thường xuyên xuất hiện trong dàn âm thanh đó là loa Full. Vậy loa full là gì ? Hôm nay, danamthanhoitruong.com sẽ giải đáp những thắc mắc về loa full nhé.
Loa full là gì?
Loa full hay còn được gọi là loa toàn dải, full Range là tên gọi chung cho tất cả các dòng loa hội trường, sự kiện, đám cưới…. Dòng loa này có cấu tạo 1 thùng loa và phát ra được 3 dải trầm, trung, cao. Trên thị trường hiện nay có các dòng loa full phổ biến: loa full đơn, loa full đôi.
Thực tế là một dàn âm thanh luôn được xây dựng từ nhiều loại loa, mỗi thiết bị sẽ đảm nhận vai trò tái tạo các âm thanh có tần số khác nhau. Ví dụ như với loa siêu trầm chỉ phụ trách các âm có tần số thấp, loa trung sẽ đảm nhận tái tạo âm thanh của giọng hát. Tuy nhiên, Với loa full có thể đảm nhiệm việc tái tạo âm thanh ở nhiều tần số khác nhau.
Cấu tạo của loa full
Với dòng loa này có cấu tạo tương tự với loa điện động thông thường, có điểm dễ dàng nhận thấy chính là thiết kế nón loa phụ nhỏ nằm bên trong màng loa giúp tăng cường khả năng thể hiện tần số cao. Màng loa được làm từ chất liệu giấy, nhựa, sợi tổng hợp hoặc kim loại.
Thùng loa thiết kế với nhiều kiểu khác nhau:
- Kiểu thùng hở (Open Baffle Enclosure): phản hồi tiếng trầm ở tần số thấp
- Kiểu thùng phản hồi tiếng trầm (Bass Reflex Enclosure): tăng tiếng bass nhờ vào chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi.
- Kiểu thùng kèn sau (Back-Loaded Horn Enclosure – BLH): tăng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải. Vì tần số càng thấp thì bước sóng càng dài nên thùng loa Kèn sau thường có kích thước khá lớn để đảm bảo chiều dài của kèn.
Ngoài ra còn có một số kiểu loa toàn dải khác như kiểu TQWT (Tapered Quarter Wavelength Transmission Line Speaker), Kèn trước (Front Horn),…
Đặc điểm riêng biệt của loa full hay loa toàn dải
Với các mẫu loa nhiều dải thường sử dụng 2 – 3 củ loa hoặc củ loa đồng trục (củ treble nằm trong lòng củ mid/bass) trong một thùng để tái tạo âm thanh ở các dải tần khác nhau. Với loa full chỉ có cấu tạo duy nhất 1 củ loa để thể hiện toàn bộ dải âm nên không cần sử dụng mạch phân tần. Tín hiệu âm thanh sẽ đi thẳng từ Amply hoặc cục đẩy + vang số đến loa giúp người dùng cảm nhận được âm thanh truyền cảm ở giọng hát, âm hình chính xác.
Khả năng tái tạo âm thanh mạnh mẽ
Loa full được hoạt động theo nguyên lý Point Source nên âm thanh đầu ra cực kỳ chất lượng. Ngoài ra, màng loa làm từ giấy rất nhẹ và không sử dụng linh kiện LCR ở phân tần do vậy sẽ không làm giảm tín hiệu. Các dải tần được kết nối liền mạch không có cảm giác âm thanh bị rời rạc.
Độ nhạy cao
Loa toàn dải có độ nhạy cao cho khả năng tái tạo âm thanh tốt ở các dải tần trung và cao giúp người dùng thưởng thức chất lượng âm thanh hoàn hảo hơn. Đặc biệt tái tạo tốt những âm trung với độ mở không gian tốt hơn hẳn các dòng loa khác. Khi kết hợp với ván hở sẽ cho âm thanh tự nhiên và chân thực.
Nhược điểm của loa toàn dải
- Dải tần hẹp: do dùng 1 màng giấy phát âm thanh nên loa hoạt động trong dải tần khá hẹp. Với những bản nhạc mạnh, hòa tấu nhiều nhạc cụ không đáp ứng được chất lượng âm thanh.
- Méo biên độ và tần số trầm trọng: do phát âm trung 1 nón nên biên độ, tần số âm thanh phát ra bị méo. Khắc phục bằng cách thêm LCR nhưng lại làm giảm độ nhạy của loa.
- Khó lựa chọn bộ khuếch đại để phối ghép: rất ít cục đẩy công suất hoặc Amply phối ghép phù hợp nên khá khó khăn cho người dùng lựa chọn.
Hy vọng với những thông tin mà website dàn âm thanh hội trường chia sẻ thì bạn sẽ hiểu hơn về loa full. Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt các dòng loa hội trường, sân khấu thì liên hệ với chúng tôi để nhận ngay ưu đãi. Tất cả thiết bị phân phối đến khách hàng đều cam kết chính hãng, mới 100% và chế độ bảo hành tốt nhất thị trường.
Loa Active là gì? Loa Passive là gì? || Hướng Dẫn Phân Biệt